Dịch vụ làm giấy phép hộ kinh doanh cá thể tại Huế – 999.000đ

Thủ tục cần chuẩn bị khi đăng ký hộ kinh doanh

thành lập hộ kinh doanh
tại TP Huế trọn gói

chỉ 999.000 đ

1. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần những gì ?

1.1 Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh

  • Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên .
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ .
  • Cá nhân, thành viên của hộ gia đình .

1.2 Tên hộ kinh doanh

  • Tên hộ kinh doanh phải bao gồm cụm từ “Hộ kinh doanh” + tên riêng.
  • Tên không được trùng với tên của hộ kinh doanh khác trong cùng khu vực đăng ký .
  • Không được sử dụng cụm từ công ty, doanh nghiệp .

1.3 Địa điểm kinh doanh 

  • Cần cung cấp địa chỉ chính xác, cụ thể về nơi đặt trụ sở kinh doanh
  • Địa chỉ này không được nằm trong khu vực cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật

1.4 Số vốn kinh doanh:

  • Khai báo số vốn dự kiến sử dụng cho hoạt động kinh doanh

1.5 Ngành nghề kinh doanh

  • Xác định rõ ngành nghề mà hộ kinh doanh sẽ hoạt động.
  • Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định riêng biệt.

1.6 Số lượng lao động

  • Sử dụng tối đa 10 lao động. Nếu sử dụng trên 10 lao động, phải chuyển đổi mô hình sang doanh nghiệp.
  •  

2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể .

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể .
  2. Bản sao CMND /CCCD hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh .
  3. Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất : Nếu địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu của chủ hộ (Tới phường làm )

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

  • Cách 1 :Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện/quận nơi đặt trụ sở kinh doanh.
  • Hãy để dịch vụ Đức Tài làm thay bạn . Tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại .

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký

  • Thời gian xử lý: Thông thường từ 3-5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Kết quả: Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ.

Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký

Sau khi nhận giấy đăng ký kinh doanh, bạn cần thực hiện các thủ tục sau :

  1. Đăng ký mã số thuế: Đăng ký mã số thuế tại Chi cục Thuế nơi đăng ký kinh doanh để thực hiện nghĩa vụ thuế.
  2. Nộp thuế:

    • Thuế môn bài: Nộp thuế môn bài hàng năm dựa trên mức doanh thu.
    • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT): Hộ kinh doanh phải kê khai và nộp thuế TNCN và GTGT theo quy định.
  3. Treo biển hiệu tại trụ sở chính .
  4. Nghĩa vụ khác: Tùy  vào ngành nghề kinh doanh, hộ kinh doanh có thể cần thực hiện các thủ tục liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu có sử dụng lao động).

Bước 5: Hoạt động kinh doanh

3. Không có hộ khẩu tại địa phương có được đăng ký hộ kinh doanh không ?

Hiện tại, chưa có quy định nào bắt buộc cá nhân mở hộ kinh doanh phải có hộ khẩu tại nơi đặt địa điểm kinh doanh . Vì vậy bạn vẫn được đăng ký hộ kinh doanh khi chưa có hộ khẩu tại địa phương . Nhưng cần tuân thủ quỵ định sau :

  1. Sổ tạm trú:
    • Nếu bạn không có hộ khẩu tại địa phương nơi muốn đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần có sổ tạm trú tại địa phương đó.
    • Sổ tạm trú giúp chứng minh rằng bạn đang sinh sống và có hoạt động kinh doanh tại địa phương đó.
  2. Giấy tờ xác nhận tạm trú:
    • Nếu không có sổ tạm trú, bạn có thể thay thế bằng giấy xác nhận tạm trú do cơ quan công an địa phương cấp.
    • Giấy xác nhận tạm trú cũng cần được công chứng hoặc chứng thực.

4. Các loại phí và thuế khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể .

5 loại chi phí và thuế khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Huế

Tư vấn nhanh:

Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TP HCM trọn gói

1.299.000 đ

TẶNG NGAY