Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024

Công ty mới thành lập cần nộp những loại thuế nào ?

logo dịch vụ thành lập công ty

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024

Khi thành lập và hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu một số loại thuế . Đây là nghĩa vụ của mọi công dân, tổ chức kính tế.

1. Thuế môn bài / Lệ phí môn bài dành cho doanh nghiệp

  • Đây là 1 trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp hàng năm, dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu của doanh nghiệp.
  • Mức thuế môn bài dao động từ 1 triệu đến 3 triệu đồng mỗi năm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ :
Bậc lệ phí môn bài Vốn đăng ký Mức lệ phí môn bài cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ 3 triệu đồng
Bậc 2 Từ 10 tỷ trở xuống 2 triệu đồng
Bậc 3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh,đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác. 1 triệu đồng

Lưu ý:
– Doanh nghiệp mới thành lập (trong năm tài chính đầu tiên) sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên từ ngày thành lập.
– Sau năm đầu tiên, doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí môn bài theo mức quy định dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.
– Việc nộp lệ phí môn bài cần được thực hiện trước ngày 30/01 hàng năm để tránh bị phạt chậm nộp.

2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

–   Thuế GTGT (VAT) là loại thuế gián thu được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các mức thuế suất thường gặp là 0%, 5%, và 10%.

2.1 Đối tượng chịu thuế
  • Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua từ nước ngoài).
2.2 Đối tượng không chịu thuế
  • Một số hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến; dịch vụ khám chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, đào tạo; chuyển nhượng quyền sử dụng đất; bảo hiểm nhân thọ…
2.3 Thuế suất

Thuế GTGT có các mức thuế suất chính sau:

  • 0%: Áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, dịch vụ quốc tế, dịch vụ hàng không quốc tế, vận tải quốc tế.
  • 5%: Áp dụng cho một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như nước sạch, phân bón, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, sách giáo khoa, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…
  • 10%: Áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường không thuộc các mức thuế suất 0% và 5%.
2.4 Phương pháp tính thuế
  • Phương pháp khấu trừ thuế:
    • Công thức: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra − Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ .
  • Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
    • Áp dụng cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ không thực hiện hoặc không đủ điều kiện thực hiện phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT phải nộp được tính trực tiếp trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ.
    • Công thức: Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng × Thuế  suất GTGT
2.5 Kê khai và nộp thuế
  • Doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý (tùy thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp).
  • Hạn nộp tờ khai thuế và nộp tiền thuế GTGT là ngày 20 của tháng tiếp theo đối với kê khai theo tháng, hoặc ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với kê khai theo quý.
2.6 Hóa đơn GTGT
  • Doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để ghi nhận thuế GTGT đầu ra. Hóa đơn GTGT cần ghi rõ số tiền thuế, thuế suất và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã có thuế.
2.7 Hoàn thuế GTGT
  • Doanh nghiệp có thể được hoàn thuế GTGT trong một số trường hợp, chẳng hạn như: số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra liên tục trong nhiều tháng; doanh nghiệp xuất khẩu có thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ…

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

–   Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuếdoanh nghiệp được thu trên lợi nhuận cuối vùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợ lý .

3.1 Đối tượng chịu thuế:

  • Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ tại Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Các tổ chức khác có thu nhập từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

3.2 Thu nhập chịu thuế:

  • Thu nhập chịu thuế bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác.
  • Các khoản thu nhập không chịu thuế bao gồm: Thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học, thu nhập từ các khoản tài trợ không hoàn lại, thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

3.3 Thuế suất:

  • Mức thuế suất chung:  Thuế suất phổ biến hiện nay đối với các doanh nghiệp là 20%.
  • Thuế suất ưu đãi: Một số ngành 10%, 15% đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hoặc khu vực khuyến khích đầu tư.
    Thuế suất cao hơn: Đối với một số hoạt động kinh doanh đặc thù, có thể áp dụng thuế suất cao hơn mức thông thường.

3.4 Các khoản chi phí được khấu trừ:

  • Các khoản chi phí hợp lý, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Các khoản chi không được trừ bao gồm: Chi phí không có hóa đơn, chứng từ; chi phí không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh; chi phí phạt vi phạm pháp luật, và các khoản chi khác theo quy định.

3.5 Phương pháp tính thuế:

  • Phương pháp kê khai: Doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế theo kỳ hạn quy định.
  • Phương pháp khấu trừ: Thu nhập chịu thuế được tính bằng tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ đi các khoản chi phí hợp lý.

3.6 Thời điểm nộp thuế:

  • Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý : chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.

Ví dụ:
Quý 1 (từ tháng 1 đến tháng 3): Thời hạn nộp thuế tạm tính chậm nhất là ngày 30/4.
Quý 2 (từ tháng 4 đến tháng 6): Thời hạn nộp thuế tạm tính chậm nhất là ngày 30/7.
Quý 3 (từ tháng 7 đến tháng 9): Thời hạn nộp thuế tạm tính chậm nhất là ngày 30/10.
Quý 4 (từ tháng 10 đến tháng 12): Thời hạn nộp thuế tạm tính chậm nhất là ngày 30/1 của năm sau.

  • Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quyết toán năm: Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN và nộp số thuế còn phải nộp (nếu có) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ví dụ: Đối với năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2024, thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN và số thuế còn phải nộp là chậm nhất vào ngày 31/3/2025.

Lưu ý quan trọng:
– Nếu doanh nghiệp phát hiện số thuế tạm nộp trong các quý chưa đạt đủ 75% tổng số thuế TNDN phải nộp của năm, doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch này trước ngày 30/1 năm sau. Nếu không nộp đúng hạn, doanh nghiệp sẽ bị tính tiền chậm nộp trên phần chênh lệch đó.
– Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu thuế để đảm bảo nộp thuế đúng hạn và đúng số tiền, tránh phát sinh các khoản phạt chậm nộp.

4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

–  Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân, bao gồm cả công dân trong nước và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam

4.1 Đối tượng chịu thuế :

  • Cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20%
  • Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% trước khi trả thu nhập có tổng mức chi trả từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
  • Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền. nghiệp được thu trên lợi nhuận cuối vùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợ lý .

4.2 Hướng dẫn cách tính thuế TNDN :

 

Thuế thu nhập phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất .

Trong đó :

Thu nhập tính thuế  = Thu nhập chiu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế= Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

  • Thuế suất: Thuế thu nhập được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần (cho thu nhập từ tiền lương, tiền công), với các mức thuế suất tăng dần từ 5% đến 35%. Đối với các loại thu nhập khác như chuyển nhượng bất động sản, lãi từ đầu tư vốn, thường áp dụng một mức thuế suất cố định.

4.3 Mức giảm trừ gia cảnh:

  • Bản thân : 11 triệu đồng/tháng.
  • Người phụ thuộc : 4,4 triệu đồng/tháng.

4.4 Thời điểm nộp thuế:

  • Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thuế thường được khấu trừ tại nguồn, tức là người sử dụng lao động sẽ thay mặt cá nhân nộp thuế.
  • Đối với các nguồn thu nhập khác, cá nhân tự kê khai và nộp thuế theo kỳ hạn quy định.

5. Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp

Ngoài các loại thuế doanh nghiệp phải nộp , dưới đây là một số loại thuế cần biết:

  • Thuế tài nguyên
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Các loại phí, lệ phí khác
logo dịch vụ thành lập công ty

Chi phí thành lập chi nhánh công ty

1.299.000 đ

TẶNG NGAY

6. Câu hỏi thường gặp về thuế doanh nghiệp .

logo dịch vụ thành lập công ty

Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TP HCM trọn gói

1.299.000 đ

TẶNG NGAY

Tư vấn nhanh: