các loại hình doanh nghiệp hiện hay

Mô hình doanh nghiệp hiện nay ở Việ Nam

So sánh các loại hình doanh nghiệp

   Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là một quyết định quan trọng khi bạn bắt đầu kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những mục tiêu và quy mô kinh doanh khác nhau.

1. Hộ kinh doanh cá thể

1.1 Chủ sở hữu

  • Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh nhỏ lẻ do một cá nhân hoặc một nhóm người (thường là các thành viên trong gia đình và không quá 10 lao động) thành lập và điều hành. Đây là mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, thường được sử dụng bởi các cá nhân hoặc hộ gia đình muốn kinh doanh trong phạm vi nhỏ và không có nhu cầu mở rộng quy mô lớn.

1.2 Không có tư cách pháp nhân:

  • Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân như các loại hình doanh nghiệp khác (Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần). Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và nợ của hộ kinh doanh.

1.3 Phạm vi hoạt động

  • Hoạt động quy mô nhỏ
  • Địa điểm chủ yếu là tại nơi cư trú hoặc địa điểm cố định.
  • Không được phép mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các địa phương khác, chỉ được phép hoạt động tại địa điểm ghi trong giấy đăng ký kinh doanh.

1.4 Trách nhiệm pháp lý

  • Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.

1.5 Quy mô và nhân sự

  • Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng quá 10 lao động. Nếu số lượng lao động vượt quá con số này, hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.

1.6 Chế độ kế toán và thuế

  • Hộ kinh doanh cá thể có thể áp dụng chế độ kế toán đơn giản, không phức tạp như các loại hình doanh nghiệp khác. Thuế thường được đóng theo hình thức thuế khoán, dựa trên doanh thu ước tính của hộ kinh doanh.

1.7 Thủ tục thành lập đơn giản:

  • Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể đơn giản hơn so với việc thành lập một doanh nghiệp ( thành lập công ty, thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần ). Thường chỉ cần đăng ký tại Phòng Kinh tế – Kế hoạch của Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.
  •  

1.8 Ưu và nhược điểm

  • Ưu điểm:
    • Số lượng lao động ít dễ dàng quản lý ( không quá 10 lao động ), chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.
  • Nhược điểm:
    • Hạn chế về quy mô và địa điểm kinh doanh, không thể mở rộng hoạt động như các loại hình doanh nghiệp khác.
    • Khả năng huy động vốn thấp do không có tư cách pháp nhân.
loai hinh doanh nghiep

2. Công ty TNHH 1 thành viên

  Công ty TNHH 1 Thành Viên (MTV) là một loại hình doanh nghiệp rất phổ biến tại Việt Nam (được quy định trong luật doanh nghiệp ), đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Một số đặc điểm chính của Công ty TNHH Một Thành Viên là:

1.1 Chủ sở hữu

  • Do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu.

1.2 Trách nhiệm pháp lý 

  • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Quản lý: Chủ sở hữu trực tiếp quản lý hoặc thuê giám đốc điều hành.

1.3 Ưu và nhược điểm

  • Ưu điểm

      + Quản lý đơn giản, không bị ảnh hưởng bởi người khác.

      + Chủ sở hữu không chịu trách nhiệm vượt quá số vốn đã góp.

  • Nhược điểm:

      + Không có quyền phát hành cổ phiếu.

      + Một chủ sở hữu nên khả năng huy động vốn hạn chế .

3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

3.1 Chủ sở hữu

  • Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên được thành lập từ 2-50 thành viên. Các thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
  • Các thành viên góp vốn vào công ty và nắm giữ phần vốn góp tương ứng, được thể hiện qua số vốn điều lệ của công ty.

3.2 Trách nhiệm pháp lý 

  • Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Điều này có nghĩa là tài sản cá nhân của các thành viên không bị ảnh hưởng bởi các nghĩa vụ của công ty, giới hạn trong số vốn đã cam kết góp vào.

3.3 Quản lý và điều hành 

  • Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các thành viên góp vốn. Quyền biểu quyết của mỗi thành viên trong Hội đồng thành viên dựa trên tỷ lệ vốn góp của họ.
  • Công ty có thể có Giám đốc/Tổng Giám đốc để điều hành hoạt động hàng ngày, thường được Hội đồng thành viên bổ nhiệm.
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty (trừ khi có quy định khác trong điều lệ công ty).

3.4 Vốn điều lệ và góp vốn

  • Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty , thường không quá 90 ngày và ghi kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    Thành viên có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác, tuy nhiên, các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua trước phần vốn chuyển nhượng này. Việc chuyển nhượng vốn cho người ngoài có thể dẫn đến thay đổi trong cơ cấu thành viên của công ty.

3.5 Ưu và nhược điểm

  • Ưu điểm:
    + Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp, giảm thiểu rủi ro tài chính cá nhân.
    + Cơ cấu quản lý tương đối đơn giản.
    + Số lượng thành viên hạn chế nên khả năng kiểm soát tốt.
  • Nhược điểm:
    + Khả năng huy động vốn hạn chế hơn so với công ty cổ phần do không thể phát hành cổ phiếu.
    + Việc chuyển nhượng vốn góp phức tạp, đặc biệt là khi chuyển nhượng cho người ngoài.

4. Công ty cổ phần (CTCP)

4.1 Công ty cổ phần là gì ?

  • Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở VN, được thành lập và hoạt động dựa trên sự góp vốn của các cổ đông.

4.2 Cấu trúc sở hữu

  • Cổ đông : Là cá nhân hoặc tổ chức, được thành lập từ ít nhất 3 cổ đông trở lên. 

4.3 Trách nhiệm pháp lý

  • Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp . Điều này có nghĩa là tài sản cá nhân của cổ đông sẽ không bị ảnh hưởng nếu công ty gặp khó khăn.

4.4 Vốn điều lệ

  • Vốn điều lệ : Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

4.5 Cổ đông có quyền

  • Quyền sở hữu: Sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với số cổ phần nắm giữ.
  • Quyền chuyển nhượng cổ phần: Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
  • Quyền tham gia quản lý: Tham gia vào các cuộc họp cổ đông, bầu cử hội đồng quản trị, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.
  • Quyền nhận lợi nhuận: Nhận cổ tức từ lợi nhuận của công ty.

4.6 Ưu và nhược điểm

  • Ưu điểm:
    • Quản lý chuyên nghiệp: Công ty cổ phần thường có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.
    • Linh hoạt trong huy động vốn: Công ty có thể dễ dàng huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu.
    • Phân tán rủi ro: Chế độ trách nhiệm hữu hạn nên giảm thiểu rủi ro cho từng cá nhân.
    • Tính thanh khoản cao: Cổ phiếu có thể được mua bán tự do trên thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho cổ đông dễ dàng thực hiện giao dịch.
  • Nhược điểm:
    • Mâu thuẫn lợi ích: Cơ cấu tổ chức phức tạp dễ xảy ra mâu thuẫn lợi ích .
    • Áp lực từ cổ đông: Công ty phải chịu áp lực từ nhiều cổ đông để có được lợi nhuận cao .
    • Chi phí quản lý cao: Tốn kém hơn so với các hình thức tổ chức khác.

5. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

5.1 Doanh nghiệp tư nhân là gì ?

  • Là một loại hình doanh nghiệp tại VN, do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh

5.2 Chủ sở hữu

  • Do 1 cá nhân bỏ vốn làm chủ và toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh .

5.3 Trách nhiệm pháp lý

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của doanh nghiệp, kể cả tài sản của mình.

5.4 Vốn đầu tư

  • Do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và đăng ký với cơ quan nhà nước.

5.5 Quản lý và điều hành

  • Chủ doanh nghiệp tự quản lý hoặc có thể thuê nhân viên quản lý nhưng phải chiệu trách nhiệm về kế quả kinh doanh .

1.6 Ưu và nhược điểm

  • Ưu điểm:
    • Quyết định kinh doanh nhanh chóng, linh hoạt do không phải thông qua bất kỳ tổ chức nào khác.
    • Quy trình thành lập đơn giản không giống như các loại hình doanh nghiệp khác. 
    • Chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân thấp, phù hợp với các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ .
  • Nhược điểm:
    • Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn nên rủi ro về tài sản cá nhân cao.
    • Khả năng huy động vốn bị hạn chế do không có khả năng phát hành cổ phiếu hay chia sẻ vốn với nhiều người.
    • Khó khăn trong việc mở rộng quy mô.

6. Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

Tiêu chí Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân
Số lượng thành viên/cổ đông 1 2-50 Ít nhất 3 1
Trách nhiệm pháp lý Hữu hạn Hữu hạn Hữu hạn Vô hạn
Khả năng huy động vốn Thấp Trung bình Cao Thấp
Cơ cấu quản lý Đơn giản Phức tạp Phức tạp Đơn giản
Khả năng chuyển nhượng vốn Không thể chuyển nhượng dễ dàng Phức tạp Dễ dàng Không thể chuyển nhượng
Rủi ro pháp lý Thấp Thấp Trung bình Cao

Tóm lại mô hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay ?

Có 2 mô hình doanh nghiệp được mọi người thành lập nhiều nhất là thành lập hộ kinh doanh và thành lập công ty tnhh.

  • Thành lập hộ kinh doanh là dành cho hình thức nhỏ lẻ dễ quản lý.
  • Thành lập công ty tnhh để phát triển lâu dài và có tư cách pháp nhân.

Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TP HCM trọn gói

1.299.000 đ

TẶNG NGAY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *